Bay flycam có bị cấm không? Những khu vực nào cấm bay?

Bay flycam có bị cấm không Những khu vực nào cấm bay | HTCamera

Trong những năm gần đây, việc sử dụng flycam ngày càng phổ biến trong cộng đồng người trẻ. Flycam được sử dụng rộng rãi trong các dịp lễ, đám cưới, du lịch và sản xuất video clip để ghi lại những hình ảnh từ góc máy cao. Tuy nhiên, không có nhiều người trẻ hiểu rõ về quy định pháp luật liên quan đến việc sử dụng flycam. Nhiều người thắc mắc rằng bay flycam có bị cấm không? Những khu vực nào cấm bay? Mức xử phạt là bao nhiêu? Tất cả sẽ được HTCamera giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây!

Bay flycam có bị cấm không?

Sử dụng flycam ở Việt Nam không bị cấm hoàn toàn, nhưng vẫn có những hạn chế cụ thể. Người dùng phải tuân theo các quy định và thủ tục xin phép vì hoạt động bay của flycam có thể ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng và an toàn công cộng. Theo luật pháp, việc bay flycam mà không đăng ký có thể bị xử phạt hành chính. Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng như tính mạng, sức khỏe và danh dự, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để sử dụng flycam tại Việt Nam, người dùng phải có sự cho phép từ Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng. Trong quá trình làm thủ tục xin phép, bạn phải viết đơn theo mẫu bằng cả Tiếng Việt lẫn Tiếng Anh, nộp cùng các tài liệu cần thiết có liên quan đến flycam và giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp để flycam có thể thực hiện các hoạt động bay tại các khu vực được phép.

Để sử dụng flycam tại Việt Nam, người dùng phải có sự cho phép từ Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng.
Sử dụng flycam ở Việt Nam không bị cấm hoàn toàn, nhưng vẫn có những hạn chế cụ thể

Các khu vực bị hạn chế và cấm bay tại Việt Nam

Dựa theo quyết định số 18/2020/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/06/2020, các vùng có hạn chế hoặc cấm bay đối với máy bay không người lái đã được xác định và thiết lập. Vì thế, những người yêu thích Flycam cần nắm vững thông tin về các khu vực này để lập kế hoạch bay một cách an toàn.

Khu vực Flycam bị hạn chế bay

Các hạn chế về việc sử dụng flycam bao gồm:

  • Flycam không được bay ở độ cao trên 120m so với mặt đất, trừ các khu vực bị cấm bay.
  • Flycam không được bay trong khu vực có đông dân cư hoặc người tập trung nhiều.
  • Khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc phải cách xa ít nhất 25.000m tính từ đường biên ở mọi độ cao. Khu vực biên giới giữa Việt Nam và Lào, Campuchia phải cách xa ít nhất 10.000m tính từ đường biên ở mọi độ cao.
  • Flycam không được bay trong khu vực gần các sân bay hoạt động, bao gồm cả hàng không dân dụng và quân sự, tính từ ranh giới của khu vực cấm bay tại các sân bay. Khoảng cách này là rộng 3.000m và dài 5.000m chỉ tính từ mặt đất.
  • Trong một số trường hợp, flycam có thể được phép hoạt động trong các khu vực hạn chế nếu tuân thủ yêu cầu của tổ chức đã cho phép sử dụng bay flycam.
Flycam không được bay ở độ cao trên 120m so với mặt đất, trừ các khu vực bị cấm bay.
Flycam không được bay trong khu vực có đông dân cư hoặc người tập trung nhiều

Khu vực cấm bay flycam

  • Các khu quân sự đặc biệt quan trọng và khu vực các công trình quốc phòng được Chính phủ ủy quyền cho Bộ Quốc phòng trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo việc quản lý và bảo vệ.
  • Khu vực này bao gồm các trụ sở làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, và các bộ – ban – ngành thuộc trung ương; cũng như trụ sở của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trụ sở Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, và Uỷ ban nhân dân tại các tỉnh/ thành phố thuộc trung ương và còn có các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự và đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
  • Khu vực đóng quân, triển khai lực lượng và trang bị chiến đấu, huấn luyện, bảo vệ mục tiêu; cùng với các khu vực lưu trữ vũ khí, nhà máy, cơ sở hậu cần và kỹ thuật, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an; và các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia đều được quy định rõ ràng.
  • Khu vực cảng hàng không và sân bay, nơi tàu bay hoạt động của cả hàng không dân dụng và quân sự.
  • Khu vực thuộc phạm vi của các đường hàng không, hành lang bay, các đường bay được phê duyệt trong không gian hàng không của Việt Nam, giới hạn của đường hàng không được chỉ định trong Tập thông báo tin tức hàng không của Việt Nam “AIP Việt Nam” do Cục Hàng không Việt Nam công bố.
  • Trong trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo an toàn bay, trật tự an toàn xã hội, Bộ Quốc phòng quyết định hạn chế bay tạm thời hoặc cấm bay tạm thời đối với tàu bay flycam và các phương tiện bay siêu nhẹ tại một hoặc một số khu vực trong lãnh thổ Việt Nam; quyết định này có hiệu lực ngay.
Bản hiệu khu vực cấm bay flycam
Bản hiệu khu vực cấm bay flycam

Hồ sơ, thủ tục cấp phép

Các giấy tờ cần có

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 36/2008/ND-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động Flycam tại Việt Nam phải bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép hoạt động Flycam (theo Nghị định 79/2011/ND-CP) hoàn thiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
  • Tài liệu kỹ thuật liên quan đến máy bay không người lái phải bao gồm: ảnh chụp, thông số kỹ thuật và chi tiết vận hành của Flycam.
  • Hơn nữa, cần phải có giấy phép hợp lệ hoặc tài liệu được ủy quyền hợp pháp cho phép thiết bị thực hiện các hoạt động trên không ở các khu vực được chỉ định, cả trên mặt đất và mặt nước.
  • Ngoài ra, phải kèm theo mọi giấy tờ, tài liệu chính thức liên quan khác liên quan đến flycam.

Thời gian hoàn thiện thủ tục đăng ký Flycam

Trước khi thực hiện các chuyến bay, cá nhân hoặc tổ chức cần nộp đơn xin cấp phép tới Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu ít nhất 7 ngày trước ngày bay. Tương tự, đối với đơn xin sửa đổi phép bay, cũng cần gửi đến Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu trước ít nhất 7 ngày so với ngày bay dự kiến.

Nội dung giấy phép bay Flycam

Cấp phép bay cho flycam bao gồm các thông tin sau:

  • Thông tin cá nhân hoặc tổ chức đăng ký bao gồm: Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.
  • Thông tin về Flycam bao gồm: Hình ảnh, thông số kỹ thuật và tính năng của máy bay.
  • Thông tin về khu vực hoạt động bay bao gồm: Hướng bay, vùng hoạt động và vùng bảo vệ.
  • Thời gian, thời hạn hoạt động và mục đích sử dụng Flycam.
  • Quy định về thông báo và hợp đồng bay, cơ quan được ủy quyền để quản lý, điều hành và giám sát hoạt động bay.
  • Các quy định về an ninh, quốc phòng và các quy định khác liên quan.

Thời gian phản hồi đơn đề nghị cấp phép bay

Theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 36/2008/NĐ-CP, Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu sẽ tiến hành cấp phép cho người đăng ký trong vòng tối đa 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn đề nghị cấp phép bay từ các cá nhân hoặc tổ chức. Đối với đơn xin sửa đổi phép bay, Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu sẽ có thời hạn xử lý đơn là 3 ngày thực hiện việc cấp phép bay.

Các hành vi bị nghiêm cấm không được phép bay

Khoản đầu tiên của Điều 14 trong Nghị định 36/2008/NĐ-CP nêu các hành vi bị nghiêm cấm và không được phép tổ chức trong hoạt động bay trên không như sau:

  • Thực hiện chuyến bay khi chưa có giấy phép bay theo quy định.
  • Bay vượt quá giới hạn cho phép của thiết bị, vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia.
  • Mang chất phóng xạ, chất nổ lên flycam.
  • Thả vật thể hoặc vật liệu nguy hiểm từ trên không xuống mặt đất khi Flycam đang bay.
  • Gắn thêm thiết bị nhằm mục đích quay phim trên không khi chưa được phép.
  • Tham gia, thực hiện các hoạt động như treo cờ, phát tin không đúng với quy định cấp phép bay.
  • Không chấp hành, thực hiện nghiêm các lệnh, chỉ thị của cơ quan giám sát và điều hành bay.
Không dduocjww gắn thêm thiết bị nhằm mục đích quay phim trên không khi chưa được phép.
Tuyệt đối không được mang chất phóng xạ, chất nổ lên flycam

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hoạt động bay

Theo Điều 16 Nghị định 36/2008/NĐ-CP, các cá nhân hoặc tổ chức bị phát hiện vi phạm các quy định hàng không có thể phải chịu nhiều hình thức xử phạt khác nhau, bao gồm phạt hành chính, thu hồi giấy phép bay đã cấp và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Trong lĩnh vực hàng không dân dụng, quy định tại Khoản 5 Điều 19 Nghị định 147/2013/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

  • Cá nhân thực hiện chuyến bay không đúng với phép bay và mục đích bay đã khai báo có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
  • Cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động bay mà không có giấy phép bay theo quy định có thể bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Kết luận

Bài viết trên HTCamera đã giải đáp thắc mắc bay flycam có bị cấm không, những khu vực nào cấm bay và mức xử phạt là bao nhiêu. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn có được chuyến bay an toàn và thú vị.

Nguồn: https://htcamera.htskys.com/bai-viet/bay-flycam-co-bi-cam-khong-nhung-khu-vuc-nao-cam-bay/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0942.333.069
Chat ngay
Chat trên Zalo
Chỉ đường